Hydrogen sulfide (H2S), hay còn gọi là khí sunfat hydro, là một hợp chất gây ra mùi trứng thối khó chịu thường gặp trong nước giếng khoan. Nồng độ H2S cao không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe cho người sử dụng. Trong bài viết này Môi Trường Toàn Phát sẽ cung cấp thông tin về cách xử lý H2S trong nước, giúp bạn có nguồn nước an toàn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Nguồn gốc của H2S trong nước
Phân hủy vật chất hữu cơ: H2S được hình thành do vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ như thực vật, xác động vật trong môi trường nước thiếu oxy.
Nước giếng khoan: Nước giếng khoan thường có nồng độ oxy hòa tan thấp và độ pH dưới 6, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng và sản sinh H2S.
2. Tác hại của H2S
- Mùi và vị khó chịu: H2S gây ra mùi trứng thối đặc trưng, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt.
- Ăn mòn kim loại: Nước chứa H2S có tính ăn mòn cao, làm xỉn màu các thiết bị kim loại như đồng, bạc, gây hư hỏng đồ dùng.
- Gây hại cho sức khỏe: Khi tiếp xúc với nồng độ cao, H2S có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thần kinh, thậm chí dẫn đến tử vong.
3. Kiểm tra hàm lượng H2S thực tế có trong nguồn nước
Do con người có thể phát hiện được một hàm lượng rất nhỏ H2S trong nước, do đó, ta không cần làm các thử nghiệm định tính để xác định sự hiện diện của H2S. Để tiến hành việc định lượng, bước lấy mẫu phải tiến hành một cách cẩn thận. Người ta phải chứa mẫu trong các lọ đặc biệt và cho thêm hoá chất để cố định H2S để ngăn không cho H2S phóng thích vào khí quyển khi mở lọ.
4. Cách xử lý H2S có trong nước
4.1. Khử H2S bằng Clo
Clo phản ứng nhanh chóng với H2S, tạo thành các hạt nhỏ không màu, không mùi. Lượng clo sử dụng phụ thuộc vào nồng độ H2S trong nước.
Nước sau xử lý có thể có mùi vị do hình thành một số chất hoặc dư lượng clo.
Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, nước cần được lọc qua than hoạt tính để loại bỏ lưu huỳnh và clo dư.
Lưu ý: Nước Javel có thể dùng để xử lý H2S, tuy nhiên cần lưu ý về cặn sulfur bám trên quần áo. Nên sử dụng bể lọc cát hoặc thiết bị lọc khác và vệ sinh định kỳ để loại bỏ cặn.
4.2. Loại bỏ H2S bằng phương pháp sục khí
Phương pháp này sử dụng thiết bị sục khí để đưa khí vào nước, sau đó tách H2S trong bình tách khí.
H2S được loại bỏ sẽ được đưa ra ngoài trời hoặc vào hệ thống xử lý nước thải.
Sục khí hiệu quả nhất khi nồng độ H2S thấp hơn 2mg/l. Nồng độ cao hơn cần kết hợp thêm công đoạn lọc.
Thiết bị sục khí sử dụng máy nén khí hoặc hoạt gió để đưa khí vào nước.
4.3. Sử dụng thiết bị lọc H2S
Thiết bị lọc với hạt mangan greensand là phương pháp phổ biến để xử lý H2S trong nước uống (nồng độ H2S < 6mg/l).
Cột lọc sử dụng cát mangan oxy hóa H2S và lọc loại bỏ cặn lưu huỳnh.
Khi mangan hết, cần tái sinh hạt greensand bằng thuốc tím.
Tần suất tái sinh phụ thuộc vào lượng nước sử dụng và nồng độ H2S.
Các thiết bị và vật liệu khử H2S tốt nhất
4.4. Xử lý H2S bằng bể lọc than
Nước có hàm lượng H2S thấp có thể được xử lý bằng than hoạt tính.
H2S sẽ bị hấp phụ trên bề mặt than.
Cần thay than định kỳ theo khả năng hấp phụ và nồng độ H2S trong nước.
4.5. Xử lý mùi H2S trong nước nóng
Mùi trứng thối trong nước nóng có thể do thanh magie trong máy nước nóng phản ứng với sulfua.
Để xử lý, có thể thay thanh magie bằng thanh nhôm hoặc gỡ bỏ thanh magie (mất bảo hành).
Vị chua trong nước nóng có thể do vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ thấp.
Nên điều chỉnh Thermostat máy nước nóng > 140°F để tiêu diệt vi khuẩn.
Lưu ý: Xử lý H2S phức tạp hơn khi nước có hàm lượng sắt và chất hòa tan cao.
Kết luận
Có nhiều phương pháp hiệu quả để xử lý H2S trong nước, lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào nồng độ H2S, nguồn nước và mục đích sử dụng. Nếu bạn còn thắt mắc về cách khử H2S trong nước bạn có thể liên hệ với Môi Trường Toàn Phát qua Hotline: 0932.017.007 – 098.554.0707